Tổ chức tang lễ là việc quan trọng với ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vì thế việc tổ chức đám tang cần thực hiện trang trọng, cẩn thận. Khi tổ chức đám tang ngoài việc thực hiện theo đúng phong tục mà còn lưu ý kiêng cữ một số điều. Dưới dây dịch vụ mai táng quận 5 đưa ra 9 điều kiêng kị cần biết trong đám tang.
Mục lục [hide]
- 1 Kiêng kị về người dự đám tang
- 2 Kiêng để chó mèo nhảy qua xác chết
- 3 Kiêng để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm
- 4 Khi khiêng linh cữu cần kiêng đi nhanh
- 5 Kiêng quay đầu lại khi ra về
- 6 Kiêng lập gia đình khi đang để tang cha mẹ
- 7 Khi chôn cất kiêng dùng đồ người sống cho người chết
- 8 Kiêng để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp khi cải táng
- 9 Quan tài kiêng sử dụng gỗ cây liễu
Kiêng kị về người dự đám tang
Người dự đám tang kiêng mặc đồ lòe loẹt
Những người tham dự đám tang chỉ nên mặc đồ đen hoặc đồ trắng và không nên ăn mặc lòe loẹt, lố lăng, hở hang, không cười nói quá lớn và không nên nô đùa gây ầm ĩ.
Những người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em hay những người bị chó dại cắn thì cũng nên kiêng đến dự lễ khâm liệm, an táng, cải táng vì có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thế của người mất mà ốm bệnh. Những nhà có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai sống ở gần nhà gia đình có tang thì cần đặt lò than đốt vỏ bưởi hay bồ kết để trừ uế khí.
Kiêng để chó mèo nhảy qua xác chết
Theo quan niệm dân gian thì việc chó mèo nhảy qua xác chết được coi là điều kiêng kị lớn vì để cho chó mèo nhảy qua xác chết sẽ dẫn tới hiện tượng “quỷ nhập tràng” tức là người chết có thể bật dậy mắt người sống. Để tránh trường hợp này xảy ra thì dịch vụ mai táng quận 5 khuyên gia đình thường cẩn thận trông coi trong đám tang hoặc nhốt chó mèo lại không để chúng tiếp cận thi hài trong quá trình tổ chức đám tang.
Kiêng để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm
Kiêng để nước mắt rơi xuống người mất khi khâm liệm
Trong đám tang thì nghi thức quan trọng đó là khâm liệm khi mà thi hài được đặt vào trong quan tài. Một điều kiêng kị người xưa truyền lại đó là không để nước mắt rơi xuống thi hài khi khâm liệm. Theo quan niệm dân gian thì nếu như nước mắt rơi vào thi hài thì con cháu sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống khiến cho công việc làm ăn không thuận lợi. Do đó người thân và người khâm liệm cần cố gắng kìm nén, tránh xa để tránh nước mắt rơi xuống thi hài.
Khi khiêng linh cữu cần kiêng đi nhanh
Trong nghi thức khiêng linh cữu thì việc giữ cho thi hài người đã khuất được yên nghỉ là điều rất quan trọng. Vì thế khi khiêng linh cữu thì người ta kiêng đi nhanh và thường cố ý đi chậm rãi, nhẹ nhàng. Khi đi chậm không chỉ thể hiện sự cẩn trọng mà còn là biểu hiện của sự lưu luyến, tiếc thương với người mất, Việc di chuyển nhanh sẽ có thể gây ra những điều không may.
Kiêng quay đầu lại khi ra về
Khi mai táng xong cần kiêng quay đầu lại khi ra về
Một trong những điều kiêng kị mà người Việt chú trọng đó là không qua đầu lại khi ra về sau khi đã hạ huyệt người mất. Khi hoàn tất nghi lễ hạ huyệt thì những người tham gia hãy rời đi mà không quay đầu lại. Theo quan niệm dân gian thì nếu như quay đầu lại thì linh hồn người mất có thể đi theo người sống đem tới những điều không may.
Kiêng lập gia đình khi đang để tang cha mẹ
Theo phong tục truyền thống thì khi gia đình có tang nhất là tang cha mẹ thì con cái thường kiêng kị việc lập gia đình trong thời gian để tang. Điều này thể hiện lòng kính trọng và sự tiếc thương với người đã khuất. Theo quan niệm của người xưa thì thời gian để tang thường là 3 năm tuy nhiên thì ngày nay nhiều gia đình thường kiêng cữ cho tới sau giỗ đầu rồi mới tiến hành việc tổ chức đám cưới hỏi.
Khi chôn cất kiêng dùng đồ người sống cho người chết
Trong phong tục mai táng thì một điều kiêng kị nữa đó là không nên sử dụng đồ dùng, quần áo của người sống để chôn cất người chết. Quan niệm dân gian cho rằng nếu người chết đem theo đồ người sống thì người sống như bị lấy đi một phần sinh khí dẫn tới sức khỏe bị suy giảm, hay quên thậm chí bị ngớ ngẩn. Đồng thời thì người sống cũng kiêng nằm giường thừa hay mặc quần áo thừa, dùng đồ dùng của người chết để lại.
Kiêng để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp khi cải táng
Cải táng hoặc còn được gọi là sang cát là nghi thức quan trọng diễn ra sau khi chôn cất một thời gian thường là sau 3 năm. Khi thực hiện việc cải táng thì người ta thường chọn đem hay lúc sáng sớm khi mà mặt trời chưa lên cao nhằm tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào thi hài. Điều này bắt nguồn từ quan niệm rằng ánh sáng mặt trời có thể làm cho thi hài bị phân hủy nhanh dẫn tới các hậu quả không mong muốn.
Quan tài kiêng sử dụng gỗ cây liễu
Quan tài kiêng sử dụng gỗ cây liễu
Trong việc chọn gỗ để đóng quan tài thì người ta kiêng sử dụng gỗ cây liễu. Trong văn hóa phương Đông thì cây liễu sẽ tượng trưng cho sự buồn bã, chia ly. Việc dùng gỗ cây liễu để làm quan tài bị coi là không may mắn, dễ đem lại sự đau khổ, u sầu cho gia đình. Thay vào đó thì người ta thường chọn những loại gỗ chắc, bền và mang ý nghĩa tốt đẹp như gỗ lim, gỗ sến.
Với những thông tin trên hy vọng bạn đã biết 9 điều kiêng kị trong đám tang. Nếu như gia đình bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ mai táng, liên hệ ngay với dịch vụ mai táng quận 5 Thanh Bình.