Quy trình tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ gồm những bước nào?

Tổ chức tang lễ là nghi thức quan trọng khi trong gia đình có người mất. Đây là dịp để cho gia đình, người thân, bạn bè đến tiễn đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng thể hiện lòng thành kính, tiếc thương và tri ân. Để buổi tang lễ diễn ra trang trọng và suôn sẻ thì việc nắm rõ quy trình tổ chức là điều cần thiết. Nhiều người đặt câu hỏi quy trình tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ gồm những bước nào? Sau đây hãy cùng tìm hiểu về quy trình tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ, nhà tang lễ thống nhất.

Đăng ký với nhà tang lễ về việc tiếp nhận thi hài

E:\Trung tâm bảo hành beko\Mai táng Thanh Bình\03\nha-tang-le-thong-nhat-1.jpeg

Đầu tiên gia đình đăng ký tổ chức tang lễ với nhà tang lễ

Ngay sau khi người thân qua đời, gia đình cần nhanh chóng liên hệ nhà tang lễ để đặt lịch tổ chức. Việc lựa chọn được nhà tang lễ thích hợp là bước đầu tiên và quan trọng. Gia đình cần tìm hiểu kỹ về những nhà tang lễ gần khu vực của mình sinh sống, xem xét về chi phí, dịch vụ cung cấp và khả năng đáp ứng những yêu cầu riêng.

Khi nhận được thông báo thì nhà tang lễ sẽ cử nhân viên tới nhà để tiếp nhận thi hài. Trường hợp tổ chức tại nhà tang lễ thì sẽ có xe đưa thi hài về nhà lạnh để bảo quản.

Chuẩn bị giấy tờ pháp lý

Việc chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ pháp lý là bước không thể thiếu được ở trong quy trình tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ thống nhất. Gia đình cần có giấy chứng tử của bệnh viện hay cơ quan chức năng nhằm tiến hành những thủ tục pháp lý tiếp theo như xin giấy phép chôn cất hay hỏa táng. Những giấy tờ này cần được chuẩn bị sớm nhằm không ảnh hưởng tới tiến trình tổ chức tang lễ.

Tang chủ thống nhất ngày giờ, ký kết hợp đồng tổ chức tang lễ

E:\Trung tâm bảo hành beko\Mai táng Thanh Bình\03\nha-tang-le-thong-nhat-2.jpg

Thống nhất về ngày giờ và kỹ hợp đồng tổ chức tang lễ

Sau khi đã chọn được ngày giờ tổ chức tang lễ thì tang chủ đăng ký thông tin của người đã mất như họ tên, ngày tàng năm sinh, quê quán, ngày mất, giờ tổ chức tang lễ, giờ viếng… để ban tổ chức ghi cáo phó và thông báo lên bảng tin buồn.

Gia đình chọn những gói tổ chức tang lễ đưa ra yêu cầu và mong muốn trong buổi tiến hành lễ tang.

Gia đình phối hợp với ban tổ chức tang lễ thực hiện lễ tang

Ban tổ chức hướng dẫn gia đình chuẩn bị những vật dụng trong việc tổ chức tang lễ như hương, hoa, giấy đăng ký viếng, băng tang đeo ngực, áo tang, khăn tang đội đầu, sổ tang, phong bì, hoa quả, bút…

Chuẩn bị bàn vong gồm có bát hương, bàn, nến, lọ hoa, đài tụng kinh, mâm inox, khung ảnh, màn tang…

Khâm liệm

Tiếp theo sẽ tiến hành nghi thức khâm liệm thi hài. Sau đó thì thi hài được chuyển tới vị trí tổ chức lễ viếng.

Tổ chức lễ viếng

Lễ viếng được tổ chức tại nhà tang lễ

Lễ viếng sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ. Nhân viên nhà tang lễ sẽ bày khánh tiết, hướng dẫn người đứng vào vị trí châm hương, ghi phiếu đăng ký viếng. Đến giờ làm lễ thì mời tang chủ cùng người tới viếng đứng ổn định để cho lễ viếng được bắt đầu. Tiếp theo cử người giới thiệu đoàn vào viếng.

Lễ truy điệu

Gia đình phối hợp với nhà tang lễ cử người đại diện đọc điếu văn, đọc lời cảm tạ tới những vị khách tới viếng. Cử người rước vòng hoa, bức trước, khung ảnh… đứng vào vị trí trước linh cữu đồng thời di chuyển ra xe chở quan. 

An táng người mất

Sau khi di quan thì gia đình sẽ đưa quan tài tới nơi an táng hay hỏa táng. Nếu như chọn hình thức hỏa táng thì mộ phần, việc đào huyệt, xây dựng mộ và những vật phẩm đi kèm sẽ được chuẩn bị trước. Đối với việc hỏa táng thì nhà tang lễ sẽ tiến hành những bước chuẩn bị cần thiết nhằm bảo đảm quá trình hỏa táng diễn ra theo đúng quy trình.

Lễ an táng hay hỏa táng là nghi thức cuối cùng ở trong quy trình tổ chức tang lễ. Trong lễ này thì gia đình sẽ tiến hành những nghi thức tôn giáo nhằm tiễn đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau khi đã hoàn tất nghi thức thì gia đình, bạn bè sẽ nói lời tiễn biệt cuối cùng và rời khỏi nơi an táng hay hỏa táng.

Hậu tang lễ

E:\Trung tâm bảo hành beko\Mai táng Thanh Bình\03\nha-tang-le-thong-nhat-4.jpg

Hậu tang lễ thì gia đình dọn dẹp, trả lại vật phẩm của nhà tang lễ

Sau khi tang lễ kết thúc thì gia đình cần dọn dẹp, trả lại những vật phẩm của nhà tang lễ đồng thời hoàn tất những thủ tục liên quan. Nhà tang lễ sẽ thường cung cấp dịch vụ dọn dẹp và hỗ trợ gia đình trong việc hoàn tất những thủ tục sau tang lễ.

Sau khi người mất đã được an táng hay hỏa táng thì gia đình cần thăm viếng, chăm sóc định kỳ cho mộ phần. Cách này là để gia đình tiếp tục giữ liên lạc tâm linh với người đã khuất và tri ân với họ.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp quy trình tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ gồm những bước nào? Nếu như gia đình bạn cũng đang có nhu cầu tổ chức tang lễ trọn gói, tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ thống nhất, liên hệ ngay với dịch vụ mai táng Thanh Bình.

Bài viết liên quan

06 Tháng 09 Năm 2024

Khi tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ có được chọn ngày không?

Tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ đem đến sự thuận tiện, thể hiện sự trang nghiêm và giảm bớt áp lực cho người..

06 Tháng 09 Năm 2024

Khi nào nên tổ chức đám tang tại nhà tang lễ?

Tổ chức tang lễ là một việc quan trọng sau khi người thân trong gia đình mất đi. Trong bối cảnh hiện nay thì việc tổ chứ..

06 Tháng 09 Năm 2024

Chi phí tổ chức tang lễ trọn gói tại nhà tang lễ bao nhiêu tiền?

Hiện nay, có nhiều gia đình thực hiện việc tổ chức tang lễ tại các nhà tang lễ như nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương. SO..

06 Tháng 09 Năm 2024

Tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ cần chuẩn bị những gì?

Tang lễ là nghi thức quan trọng để đưa tiễn người mất đồng thời thể hiện sự kính trọng và tri ân với ngư&..

04 Tháng 11 Năm 2023

Nhà Tang Lễ Quận 7

Nhà tang lễ quận 7 toạ lạc tại số 508, đường Huỳnh Tấn Phát , Quận 7 . Đây là trục đường chính huyết m&#..

09 Tháng 09 Năm 2023

Nhà tang lễ chùa Vĩnh Nghiêm, chi phí và những điều cần lưu ý

 Gói tang lễ trọn gói được thực hiện tại nhà tang lễ Vĩnh Nghiêm bởi Trại hòm Thanh Bình bao gồm tất cả cá..

back top